Thứ Bảy, 18 tháng 2, 2017

MẬT ONG NGÂM TỎI

SÁP ONG:


Sáp ong từ lâu đã được dùng để chế tạo nến, rất dễ cháy và chất liệu truyền thống này được quy định dùng chế tạo nến Paschal hay "nến Phục Sinh". Người ta khuyến khích chế tạo nhiều cây nến hơn nữa được dùng trong phụng vụ của Giáo hội Công giáo La Mã. Sáp ongcũng là thành phần làm nến được lựa chọn trong Chính thống giáo Đông phương. Sáp ong là một thành phần trong sáp xương, được sử dụng
Trong quá trình phẫu thuật để kiểm soát máu chảy từ bề mặt xương; xi đánh giày và đánh bóng đồ gỗ có thể sử dụng cả sáp ong như một thành phần, hòa tan trong nhựa thông hoặc đôi khi pha trộn với dầu lanh hoặc dầu tung; sáp mô hình cũng có thể dùng sáp ong như một thành phần; sáp ong tinh khiết cũng có thể dùng như sáp ván trượt hữu cơ. 
Sáp ong pha trộn với rosin, có thể đóng vai trò chất kết dính gắn phiến lau với cấu trúc bên trong hộp squeeze. Sử dụng để làm nhựa cây Cutler, một chất kết dính được dùng để gắn cán vào lưỡi dao. Sáp ong sử dụng ở Đông Âu để trang trí trứng; dùng để viết, thông qua nhuộm cản màu, trên trứng batik (như trong pysanky) và để làm trứng đính cườm. Sáp ong được dùng trong nhạc cụ gỗ để tạo ra bề mặt trên trống lục lạc cho cuộn ngón tay. Sáp dùng như một thành phần chất kết dính đúc bằng kim loại cùng với vật liệu kết dính polyme khác. Sáp ong đã từng được dùng trong chế tạo xi lanh đĩa hát. Sáp ongvẫn có thể được dùng để niêm phong văn bản pháp luật hoặc sắc lệnh Hoàng gia và giấy da học thuật như đặt một phê chuẩn con dấu đoạt giải của trường đại học sau khi hoàn thành học vị kết khóa học.
Nguồn: Bách khoa toàn thư.

 

NGUỒN GỐC CỦA MẬT ONG:


Từ chỗ nghiên cứu tính nết, tập quán của đàn ong sống giữa bạt ngàn rừng cây với hương hoa phản phất ngào ngạt, dần dần các thợ rừng tiền bối đã rút ra kinh nghiệm và đi đến thành thạo trong việc lấy mật ong rừng. Nếu chỉ mới nghe chưa thực tế tưởng chừng như chuyện thần thoại.
Mật ong rừng nếu trước đây được những người dân địa phương lợi dụng vào điều kiện tự nhiên rừng rậm nguyên sinh ở nơi đây để khai thác mật ong rừng “bừa bãi vô tội vạ“, đó là nguyên nhân gây ra cháy rừng và hủy diệt loài ong rừng tự nhiên. Bởi vì để lấy được mật ong rừng thì người ta phải dùng lửa đốt chết hết đàn ong, chỉ còn trơ trọi lại tổ ong nguyên sáp.
Ngày nay để ngăn chặn điều này, người dân đã ý thức được việc làm nguy hiểm của họ đến mức độ nào. Chính vì vậy nghề “gác kèo ong“ tự nhiên đã ra đời, họ lấy được mật ong rừng nhưng không làm tổn hại đến đàn ong và đàn ong lại tiếp tục phát triển và cho họ những mùa mật ong rừng mới. Họ biết được đặc tính tự nhiên của loài ong nên tự tạo ra những thanh gỗ có hình dạng đặc biệt và gác ở những nơi thuận lợi cho đàn ong rừng xây dựng “lâu đài” trên đó. Và cứ thế họ được hưởng thành quả sau những tháng ngày ăn nằm ở rừng đó là mật ong rừng nguyên chất

NGHỀ GÁC KÈO LẤY MẬT ONG RỪNG:

Là nghề cha truyền con nối do đó không phải ai cũng làm được. Điều quan trọng là phải biết yêu nghề và kinh nghiệm sẽ tăng dần theo thời gian, phải biết chọn chỗ thích hợp để ong nhanh xuống làm tổ. Những đàn ong lớn sẽ lâu xuống hơn ong nhỏ, nhưng cho nhiều mật ong rừng hơn. Sau 15 ngày kể từ khi ong xuống làm tổ sẽ bắt được đợt mật đầu tiên (mỗi lần bắt gọi là một dao). Sau đó cứ 10 ngày là bắt được dao tiếp theo. Nếu biết chăm sóc tốt (không để bướm đẻ sâu vào tổ, phát hiện phải cắt bỏ, nếu không chúng sẽ sinh sôi và làm hư tổ ong) có thể bắt được 3, 4 dao, tổ lớn có thể cho 15 đến 18 lít mật ong rừng nguyên chất

0 nhận xét:

Đăng nhận xét